Tổng quan hệ thống điện mặt trời hòa lưới bao gồm các thiết bị chính như sau:
- Tấm pin năng lượng mặt trời
- Bộ chuyển đổi điện năng (Inverter)
- Giàn khung, giá đỡ, dây diện, phụ kiện
- Công nghệ giám giám sát thông minh SSOC
Là một trong ba gói giải pháp chính dựa trên nhu cầu của người sử dụng và hệ thống điện năng lượng mặt trời. Điện Mặt Trời Sài Gòn đem đến cho dự án của riêng bạn như sau:
Đây là giải pháp sử dụng nguồn điện được tạo ra từ hệ thống năng lượng mặt trời (NLMT) nối trực tiếp vào hệ thống điện lưới hiện có gọi là hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới.
Giải pháp sử dụng nguồn điện được tạo ra từ hệ thống năng lượng mặt trời (NLMT) nối trực tiếp vào hệ thống điện lưới hiện có gọi là hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới.
Hệ thống sẽ đồng bộ pha và kết nối giữa điện mặt trời và điện lưới; trong đó, ưu tiên sử dụng điện mặt trời cung cấp trực tiếp cho tải. Cụ thể:
Lượng điện dư sẽ được điện lực mua lại với giá là 2.068đ/ kWp. Đây cũng chính là hiệu quả nổi bật của hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới. Chính vì vậy, sử dụng điện mặt trời không chỉ tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường mà còn được xem là giải pháp tiết kiệm điện năng đáng đầu tư hiệu quả trong thời điểm hiện nay.
Tấm pin NLMT (solar panel) hấp thụ bức xạ ánh sáng mặt trời tạo ra nguồn điện một chiều DC, qua bộ chuyển đổi inverter hòa lưới (DC/AC inverter on grid) tạo ra nguồn điện xoay chiều AC cùng pha cùng tần số với điện lưới và cung cấp cho các phụ tải (loads) tiêu thụ của hệ thống điện.
Khi có ánh sáng mặt trời thì điện mặt trời ưu tiên sử dụng, khi điện mặt trời tạo ra nhiều hơn lượng cần thiết thì điện dư được đưa lên lưới, khi không có ánh sáng mặt trời sẽ sử dụng nguồn điện từ hệ thống điện lưới.
Tổng quan hệ thống điện mặt trời hòa lưới bao gồm các thiết bị chính như sau:
Bước 1: Khảo sát
Khảo sát trực tiếp hiện trạng mặt bằng dự kiến với mục đích: Đánh giá hiện trạng, kết cấu, vị trí trên mặt bằng dự định lắp đặt. Tính toán công suất dự kiến có thể lắp đặt theo nhu cầu sử dụng điện hoặc theo mặt bằng khảo sát.
Bước 2: Thiết kế & thẩm tra
Khi đã thống nhất thông qua công suất lắp đặt, thiết kế sơ bộ sẽ được thiết lập bao gồm: bản vẽ lắp đặt, vật liệu, quy cách lắp đặt khung trên mái công trình, phương án thi công, … Bản vẽ sẽ được thẩm tra về độ chịu lực an toàn của hệ thống.
Bước 3: Gia công tại xưởng
Hệ thống khung lắp đặt sẽ được gia công tại xưởng theo bản vẽ chi tiết đã được phê duyệt. Phần khung gia công sẽ được chia thành các module, đóng gói theo kích thước phù hợp với điều kiện vận chuyển đến công trình.
Bước 4: Thi công lắp đặt
Sau khi nhận bàn giao mặt bằng, thiết bị chính (pin, inverter), phần khung, vật tư điện, vật tư phụ khác,… được vận chuyển đến công trình và triển khai lắp đặt theo phương pháp thi công đã được phê duyệt, đảm bảo các yếu tố: kỹ thuật, thẩm mỹ, an toàn lao động.
Bước 5: Kiểm tra hiệu chỉnh
Sau khi hoàn tất lắp đặt phần cơ khí và điện, kỹ sư chuyên môn kiểm tra vận hành tất cả thành phần nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định trước khi đóng điện.
Bước 6: Đóng điện nghiệm thu
Sau khi đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, công tác đóng điện, nghiệm thu được tiến hành và thực hiện bàn giao hệ thống. Trong quá trình thực hiện, hệ thống sẽ được bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra kỹ thuật định kỳ nhằm đảm bảo hoạt động với hiệu suất tối ưu.